TUYÊN TRUYÊN VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH TAY – CHÂN – MIỆNG Ở TRẺ MẦM NON

TUYÊN TRUYÊN VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH TAY – CHÂN – MIỆNG

Ở TRẺ MẦM NON

Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng.

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…

– Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

– Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chân tay miệng hiệu quả

– Có chế độ ăn đủ chất cho trẻ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ đúng cách, giữ gìn môi trường vui chơi, nghỉ ngơi của trẻ thông thoáng sạch sẽ, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ bằng các loại nước hoa quả tự nhiên, các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vitaminmama siberian và vitaminmama omega3 – softgels – giúp hệ miễn dịch đường ruột, hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh

– Cách phòng bệnh: Cần rửa tay kỹ với xà phòng.

– Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

– Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.

– Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng có dịch tay chân miệng.

– Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

– Tránh các hành vi tiếp xúc gần (như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng) với các bệnh nhi khác cũng là một cách để phòng bệnh tay chân miệng;

– Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời nếu nhận thấy triệu chứng sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

– Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi và ho, sau đó vệ sinh tay bằng nước và xà phòng;

– Xử lý khăn giấy và tã lót đã sử dụng bằng việc thải bỏ rác đúng cách, tránh thải bừa bãi ra môi trường chung;

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sân vườn, nơi vui chơi của trẻ sạch sẽ.

                                    (Hình ảnh rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn

– Các biện pháp làm sạch đồ chơi cho trẻ?

Đối với đồ chơi chung (tại nhà trẻ, trường học), nên tiến hành khử trùng hàng ngày hoặc mỗi buổi. Rửa đồ chơi với xà bông, nước, khử trùng bằng các chất tẩy rửa, tráng lại nước và lau bằng khăn sát trùng.

Với đồ chơi rửa được trong nước:

– Ngâm (bằng nước ấm) với xà phòng, rửa lại bằng nước sạch, hong khô;

– Hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tẩy đã pha loãng với tỷ lệ 1:50, tráng lại với nước và hong khô; hoặc ngâm với dung dịch sát khuẩn Cloramin B dạng bột thông thường liều lượng sử dụng 0,1g/10 lít nước. Hoặc lau bề mặt bằng gạc cồn.

Với đồ chơi không rửa được bằng nước, có thể lau bằng gạc cồn, lưu ý các góc, hốc cạnh, chỗ nứt.

 * Những lưu ý cho người chăm sóc trẻ trong phòng chống bệnh tay chân miệng

– Để phòng bệnh tay chân miệng, việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường là vô cùng quan trọng;

– Cần thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày và vệ sinh đúng cách, nhất là trước và sau khi tiếp xúc với trẻ;

– Đối với trẻ đã mắc bệnh: Cần giặt sạch quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ sau đó ngâm qua với nước sôi hoặc dung dịch cloramin B. Cần tách riêng, không giặt chung quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác;

– Trường Mầm non cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng mà bé tiếp xúc hằng ngày, như sàn nhà, tường, đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc những chất tẩy rửa thông thường. Cần tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

– Hạn chế cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dùng những vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được vệ sinh và khử khuẩn;

– Nhà vệ sinh  cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, lau chùi bằng xà phòng và nước sát khuẩn./.